Những thiết bị công nghệ Make in Việt Nam ấn tượng nhất Sao Khuê 2020

Nền tảng họp trực tuyến Zavi sẽ có khả năng cung cấp các cuộc gọi video nhóm với chất lượng cao trên tất cả các thiết bị di động. 

Nền tảng mã bưu chính quốc gia Vpostcode sẽ thúc đẩy chuyển đổi sốChơi game sẽ phải cung cấp họ tên, không được mua bán vật phẩm ảoGian lận để “dùng chùa”, nhiều người Việt bị khoá tài khoản Netflix

Chiều 15/5, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức lễ khai trương nền tảng hội nghị trực tuyến Zavi. Đây là nền tảng hội nghị trực tuyến đầu tiên do chính đội ngũ các kỹ sư Việt Nam phát triển và làm chủ hoàn toàn về mặt công nghệ. 

Nền tảng họp trực tuyến “Make in Việt Nam”

Theo đại diện nhóm phát triển, Zavi được xây dựng nhằm mục đích giải quyết bài toán kết nối học tập và làm việc từ xa. Dữ liệu của Zavi được đặt hoàn toàn tại các máy chủ trong nước, nhờ vậy giúp tăng khả năng bảo mật cũng như chất lượng đường truyền, giảm chi phí băng thông quốc tế. 

Zavi sẽ cho phép người dùng sử dụng ở nhiều nền tảng khác nhau, từ PC, tablet, smartphone cho đến trình duyệt web. Ảnh: Trọng Đạt

Zavi hiện có 4 máy chủ ở các data center của Viettel và VNPT. Mỗi máy chủ dự kiến phục vụ được khoảng 1.000 người kết nối đồng thời. Số lượng máy chủ sẽ được tăng lên dần theo quy mô của người sử dụng. Zavi có thể hỗ trợ cuộc họp video nhóm với tối đa 100 người trong thời gian liên tục 24 tiếng. 

Nền tảng này được thiết kế để chạy với nhiều loại thiết bị khác nhau, từ PC, tablet, smartphone và web. Ở giai đoạn đầu, nhóm phát triển sẽ chạy thử với 2 nền tảng PC và tablet, các phiên bản còn lại sẽ được ra mắt trong thời gian tới. 

Nhóm phát triển cũng cho biết, Zavi hiện đã xây dựng được bộ giải pháp cơ bản để quản lý phòng họp online. Các chức năng này bao gồm tạo phòng họp với tùy chọn đặt mật khẩu, chia sẻ màn hình, chủ tọa cuộc họp có thể mời người tham gia và mời ra khỏi phòng, quản lý các thiết bị ngoại vi của người tham gia,…

Đại diện nhóm phát triển nền tảng họp trực tuyến Zavi. Ảnh: Trọng Đạt

Trong thời gian tới, đơn vị phát triển sẽ tập trung hoàn thiện, tối ưu sản phẩm về cả chất lượng, khả năng bảo mật và tương thích với các loại thiết bị. Nhóm phát triển cũng có dự định tích hợp AI có khả năng nhận dạng giọng nói tiếng Việt để tự động ghi lại biên bản cuộc họp. 

Ngoài việc cung cấp dịch vụ họp trực tuyến trên hạ tầng cloud, nền tảng này đang được phát triển nhằm sử dụng cho các cơ quan, tổ chức chuyên biệt với khả năng đóng gói để triển khai trên hạ tầng riêng, phân quyền người dùng và thống kê việc sử dụng.